Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Tông dép Trung Quốc chứa chất ung thư - Mọi người chú ý

Mấy ngày nay, người dân hoang mang trước nghi vấn dép nhựa Trung Quốc có hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Cơ quan chức năng đã kết luận trong hoa quả, thực phẩm Trung Quốc đều có chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật vượt quá dư lượng cho phép hàng chục lần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng nhiều thực phẩm, hoa quả, này rẻ nên người tiêu dùng vẫn đua nhau mua về sử dụng bất chấp tác hại khôn lường. Dép đi của Trung Quốc hiện nay cũng đang ở trong diện nghi vấn có hóa chất độc hại, gây mẩn ngứa, lở loét chân... 

Đế dép có chứa hóa chất?
Ngày 9/10, báo Người đưa tin nhận được phản ánh của một số người dân sống ở khu vực chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) xung quanh nghi vấn dép Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo lời kể của các hộ dân ở đây, hiện trên thị trường đang bán loại dép nhựa (dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ-PV) được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng nhựa dẻo, đi êm chân. Tuy nhiên, không ít trường hợp khi mua dép về đi một thời gian đều phát hiện có… "sự cố". Dép bị rách, bung đế. Bên trong đế dép được làm rỗng như kiểu dạng tổ ong (có đôi giống như xơ mướp), ở những lỗ nhỏ trong "tổ ong" có những viên hình tròn màu trắng (nhìn như viên kim cương bằng nhựa đồ chơi của trẻ em-PV) khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Nhiều người nghi vấn đó là một loại hóa chất gây độc hại cho người sử dụng.
Quan sát đôi dép mà chị Nguyễn Thị Bích cung cấp, chúng tôi nhận thấy đôi dép nhìn bề ngoài không có gì khác biệt với những đôi dép khác. Chất liệu nhựa dẻo, có màu vàng nhạt, đế cao chừng 3cm. Bên trong đế có những hạt nhỏ màu trắng kì lạ và điều đặc biệt có bốc mùi thum thủm.
Theo lời kể của chị Bích, ở khu dân cư nhà chị sinh sống, hễ ai đang sử dụng loại dép này khi cắt đế ra đều phát hiện có những hạt nhỏ màu trắng ở bên trong và đều có mùi khó chịu. Không chỉ dép dành cho người lớn, dép của trẻ em cũng tương tự như vậy. "Không biết dép được sản xuất từ chất liệu gì nhưng chúng tôi rất hoang mang. Những đôi dép này được bày bán phổ biến ở các chợ và đều có nguồn gốc từ Trung Quốc", chị Bích nói.
Chị Tố Quyên (cũng ở Thành Công, Hà Nội) tỏ ra hoang mang, lo lắng khi chị và cô con gái cùng sử dụng loại dép này. Chị Quyên cho biết: "Mấy ngày nay, người dân trong khu vực xôn xao bàn tán xung quanh chuyện dép Trung Quốc có chất độc. Ai cũng cho rằng những hạt màu trắng trong đế dép và có mùi thối khó chịu là do hóa chất ngấm vào dép, nếu sử dụng lâu dài có thể gây lở loét chân".
Chị Quyên cũng cho biết, dép nhựa Trung Quốc phát hiện có hạt màu trắng ở trong đế dép (giống một loại hóa chất-PV) mà người dân nhắc đến mấy ngày qua khiến chị nhớ lại câu chuyện đã xảy ra từ năm 1997 tại Thái Nguyên. Khi ấy, người dân cũng xôn xao trước thông tin dép Trung Quốc có chứa hóa chất trong đế dép, cũng là dạng hạt màu trắng. Chị Quyên bảo rằng, khi ấy, hễ nghe đến dép Trung Quốc là người dân kinh hãi không dám mua về sử dụng. "Tôi cũng không ngờ, sau gần 15 năm, những nghi vấn, lo ngại của người dân về chất lượng giày, dép Trung Quốc lại được dấy lên", chị Quyên chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, đây không phải là lần đầu tiên giày, dép Trung Quốc bị đưa vào "diện nghi vấn". Tháng 9/2008, giày, dép Trung Quốc đã bị tẩy chay ở một số nước trên thế giới.
Theo hãng tin AFP, Chính phủ Ý cho biết cảnh sát nước này đã tịch thu 1,7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất trong cuộc điều tra Giày độc (Toxic Shoes) kéo dài từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2008. Những đôi giày đó bị cáo buộc không chỉ ăn cắp bản quyền của Ý mà còn chứa các hóa chất độc hại. Các kết quả xét nghiệm cho thấy những đôi giày giả Ý có hàm lượng hexavalent chromium (crom hóa trị sáu) vượt mức cho phép, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Những đôi dép do Trung Quốc cũng chứa chất độc... Chỉ sau một thời gian sử dụng, các chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể và sẽ làm cho chân người sử dụng bị lở loét, khi gặp môi trường nhất định.
Bên cạnh đó, nguyên liệu chính để làm dép là nhựa hoặc cao su không phải loại nguyên chất mà từ một số sản phẩm khác tái chế ra như rác thải, ống tiêm, găng tay, bịch chứa hóa chất... từ bệnh viện.

1 nhận xét: